NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP KHÁNG SINH
I. Nhóm diệt khuẩn và nhóm kìm khuẩn
NHÓM 1: Kháng sinh diệt khuẩn gồm Beta – lactam, Aminosid, Polypeptid, Ancomycin, Quinolon
NHÓM 2: Kháng sinh kìm khuẩn gồm Tetracyclin, Cloramphenicol, Macrolid, Lincomycin, Sulfamid
⇓⇓⇓
KẾT HỢP KHÁNG SINH NHÓM 1 VỚI NHAU SẼ CÓ TÁC DỤNG CỘNG HOẶC TĂNG MỨC
KẾT HỢP KHÁNG SINH NHÓM 2 VỚI NHAU SẼ CÓ TÁC DỤNG CỘNG
KẾT HỢP KHÁNG SINH NHÓM 1 VÀ NHÓM 2 SẼ CÓ TÁC DỤNG ĐỐI KHÁNG
II. Tác dụng đối kháng, không đối kháng, đồng vận khi kết hợp kháng sinh
-
Không đối kháng
– Nhóm Aminosid phối hợp với các nhóm: Tetracyclin, Phenicol, Macrolid, Trimethoprim
– Nhóm Polypeptid phối hợp với các nhóm: Tetracyclin, Phenicol, Macrolid, Trimethoprim
– Nhóm Beta-lactamin phối hợp với các nhóm: Polypeptid, Sulfamid
-
Đối kháng
– Nhóm Beta-lactamin đối kháng với các nhóm: Tetracyclin, Phenicol, Macrolid, Trimethoprim
– Nhóm Quinolon đối kháng với các nhóm: Tetracyclin, Phenicol, Macrolid, Trimethoprim
-
Đồng vận
– Nhóm Aminosid tác dụng đồng vận với các nhóm: Beta-lactamin và Quinolon
– Nhóm Quinolon tác dụng đồng vận với nhóm Polypeptid
III. Một số kháng sinh thuộc các nhóm trên:
-
Nhóm Beta-lactamin:
Penicillin G, Nafcillin, Methicillin, Oxacillin, Cloxacillin, Dicloxacillin, Ampicillin, Amoxycillin, Carbenicillin, Ticarcillin, Piperacillin, Azlocillin, Mezlocillin, Cephalothin, Cefazolin, Cephradine, Cephapirin, Cephalexin, Cafamandole, Cefonicid, Cefuroxime, Cefaclor, Cefoxitin, Cefotetan, Cefmetazole, Cefotaxime, Ceftriaxone, Certizoxime, Cefoperazone, Ceftiofur, Cefpiramide, Cefepime, Aztronam, Imipenem, Meropenem, Clavulanate, Sulbactam, Tazobactam, Cepodoxim, Cefdinir
-
Nhóm Aminosid:
Streptomycin, Gentamicin, Tobramycin, Neomycin, Netilmicin, Kanamycin, Amikacin
-
Nhóm Macrolid:
Erythromycin, Josamycine, Spiramycin, Tylosin, Azithromycin, Clarithromycin
-
Nhóm Tetracyclin:
Chlotetracyclin, Tetracyclin, Oxytetracyclin, Doxycillin, Minocyclin, Iymecyclin
-
Nhóm Phenicol:
Chloramphenicol, Thiamphenicol, Florfenicol
-
Nhóm Polypeptid:
Polymỹin, Colistin
-
Nhóm Quinolon:
Nalidixic acid, Oxolinic acid, Flumequin, Norfloxacin, Ofloxacin, Enrofloxacin, Ciprofloxacin
IV. Chỉ định phối hợp kháng sinh:
– Nhiễm 2 hoặc nhiều vi khuẩn một lúc
– Nhiễm khuẩn nặng mà nguyên nhân chưa rõ
– Sử dụng tác dụng hiệp đồng làm tăng hoạt tính kháng sinh trong một số nhiễm khuẩn đặc biệt > Viêm nội tâm mạc: Penicilin + streptomycin, Trimethoprim + sulfamethoxazol, Kháng sinh β lactam + chất ức chế lactamase
– Phòng ngừa xuất hiện vi khuẩn kháng kháng sinh
– Chỉ phối hợp kháng sinh cho một số ít các trường hợp nhiễm khuẩn trong bệnh viện như cầu khuẩn ruột, một số trực khuẩn gram (-) (Trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn một loại Serratia, Enterobacter, Citrobacter).
V. Nhược điểm của phối hợp kháng sinh:
Khi thầy thuốc không hiểu rõ và phối hợp không đúng sẽ:
– Dễ gây kháng do sự chọn lựa của vi khuẩn
– Tăng độc tính của kháng sinh
– Hiệp đồng đối kháng
– Giá thành điều trị cao
=> Nói chung, nên hạn chế phối hợp vì đã có kháng sinh phổ rộng.
Công ty TNHH MAYA Pharmadis phân phối các dòng kháng sinh nguyên liệu, thuốc thú y, thuốc thuỷ sản. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ:
Website: Mayapharmadis.com
Hotline: 0962 520 787
Bài viết liên quan
MAYA PHARMADIS THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
18 bệnh thường gặp trên tôm nuôi
Doanh số bán tôm của Sao Ta cao nhất từ đầu năm
Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế
Tìm giải pháp giải cứu ngành tôm
Giá tôm giảm sâu, nhà nông gặp khó