Kỹ thuật cải tạo ao nuôi mùa lũ

Kỹ thuật cải tạo ao nuôi mùa lũ

Mùa lũ là thời điểm nhạy cảm đối với ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi ao. Khi mực nước dâng cao và dòng nước chảy xiết, ao nuôi dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tiêu cực. Các yếu tố này bao gồm bồi lấp, ô nhiễm nguồn nước và sự tấn công của bệnh tật. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, việc cải tạo ao nuôi trong mùa lũ là rất quan trọng. Điều này giúp duy trì môi trường sống lý tưởng cho các loài thủy sản. Bài viết sẽ đi sâu vào kỹ thuật cải tạo ao nuôi trong mùa lũ. Nhờ đó, người nuôi có thể giảm rủi ro và nâng cao năng suất.

 

Tu sửa các ao nuôi bị bão, lũ lụt

Đối với ao bị bồi lấp, cần múc hết bùn đất ra ngoài ao. Đắp lại bờ đê và bờ ao thật chắc chắn. Điều này giúp tránh sạt lở. Với ao lót bạt, sửa chữa những nơi bạt bị rách, bị cuốn bay. Gia cố thêm kè bờ và đường đi để ngăn sạt lở tái diễn. Cần tu sửa và xây lại các cống cấp, cống thoát nước bị hư. Kiểm tra và sửa chữa các đoạn ống nước bị vỡ. Các thiết bị như máy quạt nước, máy thổi khí cũng cần lau chùi, bảo dưỡng. Đặc biệt, kiểm tra hệ thống dây điện và gia cố cột điện. Điều này đảm bảo an toàn lao động. Sau khi hoàn thành công tác tu sửa, tiến hành các bước tiếp theo.

Phục hồi lại ao nuôi

Bước 1: Tháo cạn nước ao nuôi và ao lắng. Loại bỏ các dịch hại có trong ao từ vụ nuôi trước (tôm, cua, ốc, côn trùng, cá tạp). Rào lưới quanh ao để tránh các loài ký chủ trung gian gây bệnh từ bên ngoài như: cua, còng, rắn.

Bước 2: Rải vôi bột (CaO) liều lượng 20-30 kg/1000 m2 (hoặc 30-40 kg/1000 m2 đối với đất phèn) đều đáy ao.

Bước 3: Bừa kỹ cho vôi ngấm vào đáy để diệt hết tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp còn sót lại, diệt khuẩn trong bùn, giải độc (kim loại nặng, H2S) và trung hòa pH.

Bước 4: Phơi đáy ao khoảng 7-10 ngày, phơi đáy ao những ngày có nắng là tốt nhất.

Đối với những ao không phơi được: bơm cạn nước, dùng máy cào chất thải về cuối góc ao, bơm chất thải vào ao chứa thải, sau đó tiến hành bón vôi với liều lượng như bước 2.

* Một số lưu ý:

Đối với ao đất:

Sau mỗi vụ nuôi, cần phơi khô cứng nền đáy ao lắng. Ao nuôi cần phơi khoảng 1 tháng để ngắt vụ. Việc này giúp tiêu diệt các mầm bệnh. Ngoài ra, nó còn giúp khoáng hóa và phục hồi môi trường nền đáy. Thời gian ngắt vụ giữa hai vụ nuôi phải ít nhất 30 ngày. Điều này nhằm tiêu diệt các mầm bệnh còn sót lại. Đồng thời, nó giúp khoáng hóa và phục hồi môi trường đáy ao.

Đối với ao lót bạt:

Sau khi kết thúc vụ nuôi phải dùng bơm cao áp xịt rửa toàn bộ bề mặt bạt. Sau đó dùng nước Chlorine 5% vệ sinh bề mặt và phơi bạt tối thiểu 5 ngày mới được dẫn nước vào ao. Bên cạnh việc vệ sinh bề mặt bạt cần vệ sinh các thiết bị, hố xi phông và vá lại các lỗ thủng từ các vụ nuôi trước.

Xử lý nước và lấy nước vào ao nuôi

Bước 1: Lấy nước vào ao lắng qua túi lọc 02 lớp bằng vải dày nhằm loại bỏ rác, ấu trùng, tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp. Để lắng 3-4 ngày.

Bước 2: Chạy quạt nước liên tục trong 2 – 3 ngày để kích thích trứng tôm, ốc, côn trùng, cá tạp nở thành ấu trùng.

Bước 3: Diệt tạp, diệt khuẩn nước cấp trong ao lắng vào buổi sáng (8h) hoặc buổi chiều (16h) bằng Chlorine nồng độ 30 ppm (30kg/1.000m³ nước), hoặc những chất diệt tạp có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, không dùng thuốc bảo vệ thực vật và các chất cấm.

Bước 4: Quạt nước liên tục trong 5-7 ngày để phân hủy dư lượng Chlorine. Kiểm tra dư lượng chlorine trong nước bằng thuốc thử.

Bước 5: Cấp nước từ ao lắng qua ao nuôi (qua nhiều lớp túi lọc bằng vải dày) đến khi mức nước trong ao nuôi đạt từ 1,3–1,5 m. Để lắng 2 ngày.

Lưu ý:

Không lấy nước vào ao lắng khi nước ngoài kênh/mương có nhiều váng bọt, màng nhầy, nhiều phù sa; nguồn nước nằm trong vùng có dịch bệnh; nước có hiện tượng phát sáng vào ban đêm.

Gây màu nước giúp phát triển vi sinh vật phù du, ổn định môi trường nước, tạo môi trường thuận lợi hạn chế tôm bị sốc, tăng tỉ lệ sống.

Gây màu nước cho ao nuôi

Hai ngày sau khi cấp nước vào ao nuôi, gây màu nước ao như sau

Cách 1

Bằng cám ủ (thành phần: cảm gạo, bột đậu nành, bột cá phối trộn theo tỷ lệ 2:2:1. Nấu chín, ủ trong 2 – 3 ngày).

+ Lúc 7 – 8h sáng: bón vôi đen Dolomite CaMg(CO3)2 hoặc với nông nghiệp CaCO3. Liều lượng 100 – 150 kg/1.000 m³.

+ Bước 2: Lúc 10 – 12h trưa: bón cám ủ liều lượng 3 – 4 kg/1.000 m3.

+ Lặp lại 2 bước trên liên tục trong 3 – 5 ngày đến khi độ trong của nước đạt 30 – 40 cm.

Cách 2

Bằng mật đường + cám gạo + bột đậu nành (tỷ lệ 3:1:3) ủ trong 12 giờ.

+ Lúc 9 – 10 giờ sáng: Bón mật đường + cám gạo + bột đậu nành đã qua ủ với liều lượng 2 – 3 kg/1.000 m3 nước ao, tạt liên tục 3 ngày.

+ Khi màu nước trong ao chuyển sang màu của tạo khuê (vàng hay nâu nhạt) hay màu xanh vỏ đậu thì tiến hành thả giống. 

+ Chế phẩm sinh học EM GỐC OnePlus có khả năng gây màu nước. Chúng giúp phân hủy mùn bã hữu cơ lơ lửng và xác tảo chết. Sản phẩm tạo nguồn vi khuẩn có lợi, giúp môi trường nuôi ổn định. Tạo điều kiện cho tôm phát triển tốt ngay từ đầu.

Và đó là một vài kỹ thuật cải tạo ao nuôi mùa bào lũ đang đến gần mà Maya muốn chia sẻ đến với bà con. Hy vọng bà con có thể chuẩn bị tốt hơn trong tình hình thời tiết sắp tới. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *