Lãnh đạo công ty xuất khẩu tôm này nhận thấy đã có sự chuyển động tích cực từ tháng 6 và kỳ vọng doanh thu xuất khẩu tiếp tục tăng tốc trong nửa cuối năm
Doanh số của Sao Ta từ đầu năm
Công ty Thực phẩm Sao Ta (FMC) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với doanh số tiêu thụ đạt 86,7 triệu USD (2.050 tỷ đồng), giảm 20% so với nửa đầu năm 2022.
Như vậy, tính riêng tháng 6, doanh số tiêu thụ ở mức 18,6 triệu USD (440 tỷ đồng) xấp xỉ so với cùng kỳ và là tháng có doanh số cao nhất từ đầu năm đến nay.
Chia sẻ của người đứng đầu Sao Ta
“Đây là điểm sáng của tháng 6 và cũng là khởi đầu giai đoạn tăng tốc về sau”, Chủ tịch HĐQT Sao Ta, ông Hồ Quốc Lực nói về việc doanh số tiêu thụ cải thiện mạnh trong tháng 6.
Nhà sản xuất và chế biến thủy sản này đang thả nuôi tôm khu mới (Vinafarm), việc thả nuôi dự kiến hoàn tất trong tháng 7 cho cả khu mới lẫn vụ 2 cho khu cũ (Tanafarm). Song lãnh đạo Sao Ta cho biết việc thả nuôi khu mới có chậm so kế hoạch do thiếu nguồn tôm giống sạch bệnh.
Hoạt động chế biến tôm tại Fimex
Cũng theo ông Hùng cho biết mức sụt giảm xuất khẩu tôm đã giảm dần qua các tháng và vừa có sự chuyển động đi lên đáng kể trong tháng 6.
Tháng 5 và đến trung tuần tháng 6, công ty thủy sản này có nhiều đoàn khách hàng tới làm việc để nắm rõ thông tin thị trường chung, qua đó có các đơn hàng khá ổn, dù giá cả chưa cải thiện nhiều.
Nếu doanh số 5 tháng đầu năm ghi nhận mức sụt giảm đến 30% thì lũy kế 6 tháng mức giảm đã thu hẹp chỉ còn 20% và kỳ vọng giảm dần ở quý III.
Cạnh tranh về xuất khẩu giữa các nước
Về cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, Sao Ta cho biết tôm từ Ecuador hàng tháng thu hoạch khoảng trăm nghìn tấn, trên đà chiếm lĩnh thị trường Mỹ và EU ở khúc thị phần sản phẩm chế biến trung bình khá, giá bán vào Trung Quốc cũng thuộc phân khúc rẻ nhất.
Trong khi tôm Việt Nam vẫn bám vào lợi thế ở phân khúc thị phần sản phẩm chế biến sâu ở các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Riêng xuất khẩu vào Nhật Bản gặp nhiều khó khăn hơn cả do đồng yen Nhật sụt mạnh.
Số liệu từ VASEP
Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), xuất khẩu tôm của Việt Nam ước đạt 341 triệu USD trong tháng 6, giảm 18% so với cùng kỳ. Lũy kế nửa đầu năm, xuất khẩu tôm cả nước đạt gần 1,6 tỷ USD, thấp hơn 31% so với nửa đầu năm 2022.
VASEP cho rằng các thị trường nhập khẩu chính của thủy sản như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản đang bị chi phối bởi 2 yếu tố chính là lạm phát và tồn kho. Trong đó lượng tồn kho đang được giải tỏa dần ở các thị trường, nhu cầu dự báo sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm.
Tâm tư của MAYA
Maya Pharmadis là Công ty lâu năm chuyên cung cấp về các nguyên liệu cho ngành thuỷ sản. Maya luôn muốn đồng hành hỗ trợ bà con trong giai đoạn này, ở Maya thì luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, muốn mang những sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất đến với bà con.
Bài viết liên quan
MAYA PHARMADIS THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
18 bệnh thường gặp trên tôm nuôi
Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế
Tìm giải pháp giải cứu ngành tôm
Giá tôm giảm sâu, nhà nông gặp khó
Chương trình siêu khuyến mãi tháng 5