Cách xử lý ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng hiệu quả nhất

Bệnh đốm trắng do virus gây ra trên tôm nên rất khó để có phương pháp chữa trị tối ưu. Do đó, người nuôi cần có các biện pháp phòng ngừa, xử lý và cách ly kịp thời để ngăn chặn sự lây lan và giảm thiệt hại

Bệnh đốm trắng trên tôm là gì ?

Là bệnh do virus (White Spot Syndrome Virus – WSSV) gây ra
Bệnh đốm trắng trên tôm gây tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu vào mùa lạnh khi mà nhiệt độ xuống thấp dưới 32oC.

Tôm bị bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng chủ yếu lây truyền theo chiều ngang. Virus này lây từ giáp xác (cua, còng…) nhiễm bệnh đốm trắng từ môi trường bên ngoài ao hoặc ngay trong ao nuôi tôm.

Biện pháp phòng bệnh đốm trắng trên tôm

– Khi chuẩn bị ao cần tiêu diệt hết các vật trung gian truyền bệnh bằng vôi hoặc hóa chất. Vét sạch bùn đáy, rải vôi, phơi khô đáy ao 5 – 7 ngày. Lấp các lỗ ở bờ ao để làm cho cua, còng hết nơi trú ẩn.
– Khi cấp nước vào ao nuôi cần lọc qua túi lọc nhiều lớp, để ngăn trứng và ấu trùng của các loài cá, giáp xác vào ao nuôi trở thành vật truyền bệnh. Sau đó, cần phải tiến hành diệt tạp trong nước trước khi thả nuôi để diệt một số loài cá dữ và cá mang bệnh.
– Lựa chọn giống đảm bảo sạch bệnh

Quản lý tốt các yếu tố môi trường ao nuôi, hàm lượng khí độc… đồng thời tăng cường dinh dưỡng cho tôm, nhất là vào những thời điểm giao mùa hoặc có mưa nắng, thất thường kéo dài.

– Sử dụng chế phẩm sinh học để duy trì môi trường ao nuôi như: EM GỐC, BZT,…

– Sử dụng Vitamin C, men vi sinh trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm như: Nature C, PROBIOTIC,...

Cách xử lý ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng

1. Cách xử lý đối với ao tôm đang bị bệnh đốm trắng

– Cách ly ao bệnh.
– Thu tôm trong vòng 1 – 2 ngày nếu tôm đạt kích cỡ thu hoạch.
– Sau khi thu tôm, khử trùng nước và dụng cụ nhiễm virus bằng Chlorine nồng độ 40 ppm. Giữ nước sau khi xử lý Chlorine ít nhất 7 ngày trước khi xả ra môi trường. Dụng cụ và quạt nước dùng trong ao phải được phun xịt bằng nước hòa Chlorine với nồng độ 1.600 ppm hoặc nếu có thể thì ngâm trong nước hòa tan 40 ppm Chlorine trong ít nhất 3 ngày.
– Nếu tôm chưa đạt cỡ thu hoạch thì hủy tôm bằng Chlorine nồng độ 40 ppm. Trong trường hợp tôm chưa chết hết thì tái xử lý Chlorine nồng độ 100 ppm. Xác tôm chết phải lưu lại trong ao ít nhất 7 ngày cho phân hủy tự nhiên và tiêu diệt mầm bệnh (vì mầm bệnh có thể tồn tại trong nhân tế bào).
– Sau khi tháo nước, loại bỏ bùn đáy, xử lý vôi 4.000 – 5.000 kg/ha khi đáy còn ẩm (có thể xử lý vôi theo pH phơi đất). Phơi khô đáy, đảm bảo không còn chỗ ẩm cho mầm bệnh ẩn nấp.
– Những ao gần kề ao nhiễm virus đốm trắng không có dấu hiệu bệnh (như giảm ăn, lờ đờ) có thể duy trì bằng cách giảm thiểu các nguyên nhân gây căng thẳng. Xử lý Iodine 10% ở mức 0,3 – 1 ppm (lặp lại sau 3 – 4 ngày) hoặc Formaline 70 ppm (mỗi ngày) hoặc BKC 1 ppm.

2. Cách xử lý đối với ao tôm chưa nhiễm bệnh đốm trắng

– Cách ly ao bệnh, những ao nuôi gần ao nhiễm bệnh không có dấu hiệu bệnh (giảm ăn, lờ đờ) có thể duy trì bằng cách giảm thiểu các nguyên nhân gây căng thẳng như định kỳ 4 – 5 ngày sử dụng men vi sinh bổ sung vào ao nuôi nhằm phân hủy các chất hữu cơ trong ao, tạo môi trường tốt cho tôm.
– Xử lý Iodine 10% ở mức 0,3 – 1 ppm (lặp lại sau 3 – 4 ngày) hoặc Formaline 70 ppm (mỗi ngày) hoặc BKC 1 ppm.
– Đồng thời người nuôi cần theo dõi nắm thông tin về môi trường nước, tình hình bệnh xảy ra trong khu vực nuôi, cảnh báo dịch bệnh của cơ quan chuyên môn để có biện pháp chủ động phòng tránh.
– Người nuôi không nên đến nơi phát dịch, hạn chế người lạ qua lại các ao tôm, trường hợp phải vào ao thì cần thay quần áo và lội qua bể nước khử trùng (Chlorine, Formaline 5%). Không dùng chung 1 dụng cụ cho các ao khác nhau.
– Sử dụng vôi bột (CaO) rải xung quanh bờ ao, đắp chặt cống cấp và thoát nước. Quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn xâm nhập của cua, còng, cá… vào ao, căng dây và lắp hình nộm để chống chim cò vào ao.
– Hạn chế việc cấp thay nước vào ao nuôi để giảm thiểu mầm bệnh vào ao nuôi. Những hộ nuôi có ao lắng thì cần tiến hành bơm và xử lý nước thật kỹ trước khi bổ sung nước vào ao nuôi.
– Thu gom và xử lý chất thải đúng quy định, không xả thải trực tiếp ra môi trường nhằm ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước cấp.

Trên đây là cách xử lý ao nuôi bị bệnh đốm trắng mà bà con có thể áp dụng để xử lý ao nuôi. Ngoài ra khi phát hiện bệnh đốm trắng thì bà con nên báo cho cán bộ thú y địa phương hoặc cơ quan chức năng để xử lý kịp thời tránh lây lan dịch bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi. Với những thông tin về nguyên nhân và biện pháp khắc phục thì Maya Pharmadis hy vọng bà con có nhiều kiến thức hơn để phòng ngừa bệnh đốm trắng, đạt hiệu quả kinh tế.

Hãy liên hệ ngay với Maya Pharmadis để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời các thắc mắc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *