Bệnh vi bào trùng tử ở tôm do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một loại ký sinh nội bào bắt buộc có khả năng hình thành bào tử thuộc giới nấm, có kích thước tương đương vi khuẩn (1.1 ± 0.2 µm × 0.6 ± 0.2 µm). Hiện nay, EHP vẫn là bệnh chưa có thuốc đặc trị. Là một mầm bệnh ở đường ruột và gây ảnh hưởng đến tôm thẻ chân trắng lẫn tôm sú nuôi. EHP thường ký sinh trong gan, tụy tôm và nhân lên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy, cản trở tôm hấp thụ chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng tôm còi cọc, chậm lớn, suy giảm sức đề kháng. EHP không gây chết hàng loạt ở tôm, tuy nhiên làm giảm năng suất thu hoạch đáng kể, gây thiệt hại về kinh tế cho bà con nuôi tôm. Tôm nhiễm bệnh sẽ có kích cỡ không đồng đều, tăng trưởng chậm, chỉ đạt từ 10 – 40% so với tôm ở các ao không nhiễm bệnh. Kèm theo đó là một số biểu hiện như tôm mềm vỏ, chết rải rác, giảm ăn và rỗng ruột. Màu sắc tôm sẽ có thể chuyển sang trắng đục hay màu sữa.
Dấu hiệu nhận biết:
Triệu chứng nhiễm EHP: tôm có hiện tượng lỏng phân, phân nát, ruột mờ nhỏ, vỏ mỏng, ít thấy vỏ lột. Gan tôm nhỏ lại và có hiện tượng melanin hoá ( đen nhỏ ) . Tôm ăn không tăng , hoặc tăng giảm không ổn định. Lấy mẫu chạy pcr dương tính với EHP rất khó nhận biết bằng mắt thường.
Ao tôm nhiễm EHP thường gặp 2 trường hợp:
•Tôm chỉ nhiễm EHP đơn lẻ mà không bội nhiễm các bệnh Vibrio khác đối với các ao nuôi được quản lý tốt:
Đối với trường hợp này những ao bị nhiễm EHP khi tôm đã đạt size khoảng 3-5 g thì vẫn có khả năng nuôi về size 9 -12 g/con. Sau đó, tôm sẽ bắt đầu chậm lớn, ốp vỏ, lệch size và hao rải rác, ở giai đoạn này tôm đã nhiễm rất nặng và mật độ EHP kiểm tra bằng PCR thường lớn hơn 107 copies/gram. Giai đoạn này, người nuôi nên quyết định thu hoạch tôm để giảm thiệt hại.
Tuy nhiên đối với những ao tôm nhiễm EHP ở giai đoạn post hoặc tôm dưới 2 gam hầu như không thể nuôi về size thương phẩm do ở giai đoạn nhỏ gan tụy tôm phát triển chưa hoàn chỉnh dễ bị thương tổn nên bệnh chuyển sang giai đoạn nặng rất nhanh.
•Tôm nhiễm EHP và bị bội nhiễm với các bệnh Vibrio khác:
Tôm nhiễm EHP gan tụy bị tổn thương nên rất dễ bị bội nhiễm với các bệnh Vibrio cơ hội khác như phân trắng và thậm chí EMS gây tỉ lệ chết rất cao. Đối với trường hợp này tôm rất khó phục hồi và thường không nên kéo dài vụ nuôi.
Nguyên nhân:
– Do mức ô nhiễm môi trường tăng cao bởi chất thải hữu cơ chưa được xử lý nên mật độ của EHP trong môi trường nước cũng cao hơn bình thường .
– Khu vực nước ít trao đổi ( nước tù ) thì mật độ EHP sẽ cao hơn .
– Ao cũ và ao có tiền suwr nhiễm EHP
– Tôm giống trôi nổi, không có chương trình kiểm soát bệnh.
– Tôm bố mẹ cũ hoặc không rõ nguồn gốc.
– Xây dựng hệ thống ao nuôi không áp dụng chương trình phòng bệnh EHP thì khả năng nhiễm sẽ cao.
Phòng bệnh vi bào trùng tử ở tôm:
Áp dụng cho ao đất:
– Ao cũ nên vệ sinh sạch bùn đáy, phơi khô và bón vôi CaO liều 250kg-500 kg /1000 m3 tuỳ theo PH .
– Nên xử lý nước đầu vào ở ao lắng cho thật trong rồi cấp qua ao nuôi. Quá trình này hạn chế bớt bào tử EHP xâm nhập vào ao nuôi .
– Nên nuôi theo qui trình hạn chế thay nước, chỉ cấp bù sau 60 ngày nuôi .
– Tăng cường hệ miễn dịch và dùng các chủng vi sinh đường ruột , các thảo dược kháng khuẩn ,bổ gan như Boga 99 để giảm bớt sự kết dính và xâm nhập vào đường ruột tôm .
– Chọn giống khỏe mạnh và sạch EHP .
⇒Nếu phát hiện các triệu chứng nhiễm EHP thì nên lấy mẫu chạy PCR để xác định mức độ nhiễm và tiên lượng nên thu hay nuôi tiếp .
+ Nếu chỉ số Huỳnh Quang CT <30 và size tôm > 250 con thì nên thu bỏ .
+ Nếu chỉ số CT > 30 và size tôm < 200 con thì có thể nuôi và tuân thủ qui trình tăng cường hệ miễn dịch và chống stress cho tôm .
Áp dụng cho ao bạt:
– Ao cũ và ao có tiền sử nhiễm EHP thì phải vệ sinh đúng qui trình. Lưu ý bạt cũ sờn, rách thì nên thay bỏ .
– Xây dựng hệ thống chứa nước và xử lý nước lâu ( không nên xử lý nước nhanh trong khu vực có EHP ). Hệ thống xử lý nước lâu bao gồm các ao chứa nước và cho đi qua các hệ thống mương dài qua ao chứa nước sâu mới đưa lên ao xử lý . Nên có ao xử lý nhiều cấp để hạn chế EHP xâm nhập vào hệ thống .Trong hệ thống xử lý nên chia ra nhiều modun nhỏ để hạn chế rủi ro lây nhiễm .
– Nên nuôi theo qui trình tuần hoàn nước và hạn chế thay nước. Cố gắng ít thay nước trong 50 ngày đầu. Vì nếu tôm nhiễm EHP trong giai đoạn này thì thất bại là 90% . Qui trình nuôi cũng phải tập trung bảo vệ ruột gan và tăng cường hệ miễn dịch.
– Chọn giống khỏe mạnh và sạch bệnh EHP . Nên có kiến thức về đặc điểm sinh học các dòng tôm hiện nay , điểm mạnh và yếu các dòng tôm này khi nuôi .
⇒Nếu phát hiện triệu chứng EHP thì làm như ao đất
Trên đây là những cách phòng bệnh EHP ở tôm mà bà con có thể áp dụng để đẩy lùi sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh nói chung và vi bào tử trùng EHP nói riêng. Với những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách phát hiện và phòng bệnh, Maya Pharmadis hy vọng bà con đã có thêm nhiều kiến thức hơn về bệnh EHP và chủ động hơn trong các biện pháp phòng ngừa, giúp nuôi tôm khỏe mạnh và đạt hiệu quả kinh tế.
Bài viết liên quan
Kháng sinh nguyên liệu cho tôm
KỸ THUẬT CẢI TẠO AO NUÔI MÙA LŨ
18 bệnh thường gặp trên tôm nuôi
Cách sang tôm
Dấu hiệu tôm bệnh gan
Quy trình lột xác tôm thẻ chân trắng