Bảo vệ gan tuỵ ở tôm

Đối với người nuôi tôm, bên cạnh hoạt động bắt mồi của tôm màu nước nuôi thì hình thái và màu sắc của cơ quan gan tuỵ là một trong những yếu tố quan trọng nhất đem đến vụ mùa thành công. Vì gan tuỵ có vai trò quan trọng nhất trong cơ thể tôm nên khi suy giảm chức năng gan tuỵ, hệ miễn dịch giảm từ đó nguy cơ sinh vật gây hại( nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm mốc) xâm nhập vào gan tuỵ là rất lớn và gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, làm tôm chậm lớn và hao hụt rất nhiều nên cần bảo vệ gan tuỵ ở tôm.

 

1.Khái quát:

Cơ quan này có chức năng đào thải độc tố trong cơ thể nên khi gan bị bệnh dẫn đến gan tuỵ mất khả năng đào thải thì những độc tố này sẽ ứ đọng lại, do đó cũng là nơi dễ bị tàn phá bởi độc tố nhất. Tôm khoẻ là tôm có gan tuỵ đầy và đều, có màu nâu vàng hoặc nâu đen đẹp mắt, khi bóp bể dịch gan màu nâu vàng sệt lại, không chảy và không chai cứng, thấy rõ dạ dày hình hạt gạo có màu đen, nâu đen rõ rệt

Gan tuỵ tôm nhiễm bệnh thường có màu đỏ, vàng, nhạt đến trắng, đen. Gan bệnh là khi khối gan tuỵ teo lại có màu đen và bị chai cứng hoặc dai như cao su, ruột tôm rỗng dẫn đến chết rải rác, gan bị hoại tử cấp độ nhẹ có màu vàng, bị nhũn gan, gan hơi sưng đến hoại tử cấp tính thì gan có màu nhạt dần đến trắng, khối gan teo lại, ruột tôm rỗng không có thức ăn hoặc bị đứt đoạn, tôm thường bị mềm vỏ, tỉ lệ tôm chết khá cao thường xảy ra khi tôm 10 ngày tuổi.

2.Chức năng của gan tuỵ đối với tôm:

– Tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng

– Dự trữ các hạt lipid, glycogen, dinh dưỡng và các khoáng chất

– Giải độc và chống stress khi gặp điều kiện bất lợi

– Tạo máu và hỗ trợ miễn dịch

– Ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của tôm, thời gian lột xác, sự sinh trưởng và thành thục sinh sản của tôm

3.Nguyên nhân:

– Bên cạnh đó chức năng gan cũng dễ bị tổn thương do nguyên nhân virus, vi khuẩn từ biến động của môi trường: pH, kiềm, mật độ tảo, nhiệt độ,..

– Do di truyền: dòng vi khuẩn, virus gây bệnh lây từ bố mẹ cho tôm con

– Thức ăn: Vi khuẩn gây bệnh từ thức ăn bị mốc, thức ăn ôi thiu

– Quản lý lượng ăn: Do cho tôm ăn quá nhiều, gan tuỵ tiết enzyme tiêu hoá hoạt động quá mức nên bị tổn thương. Cho tôm ăn quá ít, tôm đói dẫn đến ăn xác tôm bệnh chết, ăn mùn bã hữu cơ.

– Độc tố môi trường: Ảnh hưởng của khí độc, tảo độc, độc tố từ thuốc và hoá chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt giáp xác côn trùng, khí độc. Ngoài ra các yếu tố chất lượng nước bất lợi (pH) về môi trường cũng khiến tôm stress và gây ảnh hưởng xấu đến gan tuỵ của tôm

4. Biện pháp bảo vệ gan tuỵ ở tôm:

– Xử lý đáy, phơi ao, diệt khuẩn nước thật kỹ trước khi thả nuôi

– Lựa chọn nguồn tôm bố mẹ, tôm giống sạch bệnh (Kiểm tra bệnh bằng phương pháp PCR)

– Quản lý tốt chất lượng nước, mật độ tảo, thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu nước để có các biện pháp kịp thời giản stress cho tôm

– Cho tôm ăn vừa đủ, lựa chọn loại thứ ăn phù hợp

– Áp dụng hệ thống nuôi tuần hoàn kín để tránh bị ô nhiễm từ môi trường

Các biện pháp từ vi sinh: Bổ sung vi sinh có lợi cho đường ruột: Proniotic, hỗ trợ tiêu hoá giảm gánh nặng cho gan tuỵ, bổ sung thêm thảo dược bổ gan: boganic, boga 99,… bổ sung vi sinh hỗ trợ xử lý nước và đáy để giảm khí độc tạo môi trường nuôi thuận lơi.

Trên đây là những cách bảo vệ gan tuỵ ở tôm mà bà con có thể áp dụng để đẩy lùi sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Với những thông tin về nguyên nhân, biện pháp Maya Pharmadis hy vọng bà con đã có thêm nhiều kiến thức hơn về bảo vệ gan tuỵ và chủ động hơn trong các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ tăng cường chức năng gan giúp nuôi tôm khỏe mạnh và đạt hiệu quả kinh tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *