18 bệnh thường gặp trên tôm nuôi

Mục lục

18 bệnh thường gặp trên tôm nuôi

Hiện nay, ngành nuôi tôm thương phẩm không còn xa lạ với người dân Việt Nam, đặc biệt là bà con chăn nuôi vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nuôi tôm thường mang lại lợi nhuận cao, với tỷ lệ thu hoạch nhanh, cho năng suất vượt trội, góp phần phát triển nền kinh tế Nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng. Tuy nhiên, nuôi tôm đòi hỏi kỹ thuật nuôi cao và người nuôi tôm cần phải theo dõi, kiểm soát môi trường nước cũng như thể trạng của tôm thường xuyên để phòng ngừa các yếu tố gây bệnh cho tôm. Cùng với việc mở rộng qui mô sản xuất, mức độ thâm canh hoá ngày càng cao đã dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều mầm bệnh nguy hiểm đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp nuôi tôm và gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế.

Nhằm hỗ trợ cho bà con nuôi tôm chủ động hơn trong công tác phòng và kiểm tra dịch bệnh cũng như có biện pháp điều trị, khắc phục các bệnh trên tôm, Maya Pharma xin cung cấp tới quý bà con những thông tin cơ bản nhất về 17 loại bệnh và tác nhân gây bệnh, chẩn đoán nhanh thông qua hình ảnh trực quan nhằm giúp người nuôi tôm có thể xác định nhanh tình trạng nhiễm bệnh của tôm để có hướng kịp thời xử lý và một số giải pháp chung để phòng tránh các loại bệnh phổ biến nhất trên tôm hiện nay:

  1. Hoại tử gan tuỵ cấp tính (EMS/AHPND)
  2. Phân trắng (WFD / WFS)
  3. Đốm đen
  4. Đốm trắng (WSSV)
  5. Hội chứng chết sớm (EHP / EMS / HPM)
  6. Nội ngoại ký sinh
  7. Hoại tử cơ – Đục cơ – Trắng đuôi
  8. Bệnh cong thân
  9. Tôm phát sáng
  10. Tôm mềm vỏ
  11. Bệnh đen mang
  12. Bệnh do vi khuẩn dạng sợi
  13. Bệnh do thiếu vitamin C
  14. Nhiễm trùng lông ở tôm
  15. Bệnh đóng rong / mảng bám
  16. Bệnh đầu vàng (YHV)
  17. Bệnh TAURA – Đuôi đỏ
  18. Bệnh vi bào tử trùng

Hoại tử gan tuỵ cấp tính (EMS/AHPND)

 

BỆNH HOẠI TỬ GAN CẤP TÍNH – AHPND

Hình ảnh minh họa

Nguyên nhân do một chủng vi khuẩn Vibrio parhaemolyticus đặc biệt có độc lực cao
Triệu chứng –       Tôm ngừng ăn, bơi chậm

–       Gan tụy tôm bị teo hoặc sưng, có màu nhợt nhạt đến trắng

–       Vỏ tôm mềm. Ruột tôm bị đứt đoạn hoặc không có thức ăn

–       Tôm sú nếu mắc bệnh sẽ có màu đậm và chậm lớn

Tôm bệnh có thể được chia làm hai giai đoạn: 

–       Chết dưới 35 ngày tuổi: do tôm giống kém chất lượng hoặc đã bị nhiễm bệnh ở trại giống.

–       Chết ở giai đoạn từ 35 – 60 ngày tuổi: do điều kiện ao nuôi kém, thiếu cân bằng khoáng chất Ca, Mg, K trong ao, không đủ DO, pH thấp,…

Cách phòng bệnh –       Chọn giống tôm khỏe mạnh, chất lượng, không bị nhiễm mầm bệnh, đặc biệt là Vibrio parhaemolyticus

–       Kiểm tra chặt chẽ nước ao nuôi, đất và tôm giống để đảm bảo mật độ vi khuẩn Vibrio ở mức an toàn. Trong 6 tuần đầu tiên sau khi thả, cần định kỳ 2 tuần/lần lấy mẫu nước, bùn để định lượng Vibrio tổng số, phát hiện Vibrio parhaemolyticus kịp thời để có hướng giải quyết

–       Nuôi luân canh giữa tôm và các giống loài khác để hạn chế khả năng mắc bệnh

–       Có thể nuôi ghép tôm và các loại cá  để tạo quần thể vi sinh có lợi, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn Vibrio (vì vi khuẩn sẽ bị cạnh tranh về dinh dưỡng và môi trường sống với các thủy sản nuôi trong ao).

–        Hạn chế sử dụng các loại kháng sinh

–       Nếu kiểm tra mẫu nước hoạc bùn phát hiện v khuẩn Vibrio tổng số vượt quá 103 CFU/ml, cần thực hiện biện pháp điều chỉnh, làm giảm lượng vi khuẩn trong ao, có thể với các cách sau:

+        Sử dụng Chế phẩm sinh học EM gốc One Plus

+        Sử dụng các loại hóa chất diệt khuẩn

Cách trị bệnh –       Nếu tôm xác định bị bệnh hoại tử gan tụy cấp, cần ngừng cho ăn và quan sát tình hình ao tôm nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn

–       Xét nghiệm để xác định chính xác tác nhân

–       Thử kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh hiệu quả nhất

–       Các chủng vi khuẩn V. Parhaemolyticus gây bệnh AHPND có tỷ lệ kháng khá cao với Amoxicillin (80,85%), Ampicillin (78,72%), vì vậy không nên sử dụng 2 loại kháng sinh này để trị bệnh AHPND do vi khuẩn V. Parhaemolyticus gây ra.

–       Theo khảo sát, các loai kháng sinh có hiệu quả với V.Parhaemonlyticus gây bệnh AHPND là Doxycycline, Oxytetracycline (miền Bắc), Flofenicol (miề Nam).

 

Bệnh phân trắng trên tôm

BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM

Hình ảnh minh họa

Nguyên nhân

–       Về cơ chế gây bệnh, các tác nhân gây bệnh tấn công hệ thống gan tụy và đường ruột làm tổn thương và làm giảm chức năng hoạt động của các cơ quan này dẫn đến tôm không hấp thụ được thức ăn, kèm theo đó lại bị tấn công bởi các tác nhân cơ hội khác khiến tôm chết.

–       Bệnh thường xuất hiện tại các ao nuôi có những đặc điểm sau: Tảo tàn trước đó, nồng độ NH3 cao; Xuất hiện tảo lam; Nồng độ các chất hữu cơ cao > 100 ppm; Nồng độ Vibrio cao > 1 x 102 CFU/ml; Độ kiềm < 80 ppm và > 200 ppm; Nồng độ ôxy < 3 ppm trong thời gian dài; Nhiệt độ > 320C.

–       Các nhóm tác nhân gây bệnh:

+        Nhóm vi khuẩn: Vibrio

+        Do thức ăn: Thức ăn bị nhiếm nấm mốc hoặc trong quá trình bảo quản bị ẩm tao điều kiện phát triển nấm mốc tiết độc tố

+        Tảo độc: Tôm ăn phải tảo độc Cyanobacteria, tiết ra enzyme làm tê liệt biểu mô ruột, dẫn đến ruột không hấp thụ được thức ăn và bị bệnh. Hay do nhóm tảo Silica diatom – Do có lớp vỏ cứng sắc nhọn khi chết khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương

+        Do EHP

+        Ký sinh trùng Gregarine

+        Khí độc: NH3, H2S

Triệu chứng

– Tôm giảm ăn, màu sắc chuyển sang màu sậm hơn

– Gan tụy chuyển màu lợt, mềm nhũn; ruột và phân chuyển sang màu vàng hoặc trắng

– Tôm mềm vỏ

– Mang chuyển sang màu tối

– Xuất hiện các sợi phân trắng hoặc vàng nâu tại nhá hoặc nổi trên mặt ao và dồn vào góc ao hoặc cuối hướng gió.

Cách phòng bệnh

– Kiểm soát Vibrio trong ao bằng cách luôn duy trì nồng độ thấp các chất hữu cơ, là nguồn dinh dưỡng cho Vibrio phát triển như: Quản lý lượng thức ăn ăn đúng nhu cầu và theo nhiệt độ nước, xi phông loại bỏ chất thải, duy trì mật độ tảo, sử dụng vi sinh phân hủy các chất hữu cơ đáy ao và nước;

– Cho ăn lượng thức ăn theo nhiệt độ nước: Khi nhiệt độ nước tăng cao > 320C, tôm thường ăn nhiều hơn nhưng thời gian thức ăn đi qua hệ thống tiêu hóa rất ngắn làm tăng lượng chất thải trong ao. Nhiệt độ cao cũng làm vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Do vậy, khi nhiệt độ nước tăng cao, không tăng lượng thức ăn theo cách kiểm tra nhá thông thường;

– Bổ sung đầy đủ các chất tăng cường sức khỏe của tôm như vitamin và khoáng chất thiết yếu;

– Bảo quản tốt và kiểm tra hạn dùng của thức ăn, độ ẩm, nấm mốc;

– Kiểm soát tốt các loài tảo độc, độ kiềm trong ao;

– Luôn duy trì cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong ao bằng việc bổ sung thường xuyên vi sinh và duy trì hàm lượng ôxy lớn hơn 5 ppm.

Cách trị bệnh

– Ngừng cho ăn hoàn toàn trong vòng 1 – 2 ngày

– Chạy quạt tăng cường ôxy nhiều nhất có thể

– Thay nước sạch đã xử lý 30 – 50% (Chú ý thay chậm để không làm tôm sốc)

– Tìm các giải pháp phù hợp để làm giảm nồng độ các chất hữu cơ trong ao (nếu ao thường xuyên xi phông thì dùng chất lắng tụ rồi xi phông sạch ra ngoài. Trường hợp ao không được xi phông trước đó thì chỉ dùng vi sinh, không được làm xáo trộn đáy ao khiến khí H2S khuếch tán vào nước gây chết tôm);

– Sử dụng vi sinh với liều cao gấp 3 lần so với liều bình thường xử lý nước và đáy ao

– Trộn xen kẽ các nhóm vi sinh tiêu hóa và tỏi (10g/kg)  vào thức ăn để cho tôm ăn (không trộn tỏi cùng vi sinh vì tỏi có thể làm bất hoạt vi sinh)

– Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên trong vòng 5 ngày liên tục.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *