Những năm gần đây, việc nuôi trồng thủy sản trên cả nước đang rất phát triển đặt biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong số, những thế mạnh phải nói đến con tôm thẻ chân trắng một loài thủy sản được nhập ở nước ngoài về, mang lại giá trị kinh tế cao. Đứng trước tình hình đó việc ồ ạt đẩy mạnh trong việc nuôi tôm thâm canh ngày càng nhiều. Tuy nhiên, ngoài những thế mạnh thì cũng không ít vấn đề thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng do những khó khăn, dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều.
1.Vấn đề thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng mùa mưa, mùa nước lên:
– Do nước mưa có nhiệt độ thấp hơn nước trong ao từ 4°- 5° cùng với PH thấp từ 6,2-6,4 dẫn đến làm giảm độ kiềm ảnh hưởng lớn đến sự lột xác của tôm.
– Tôm đang trong giai đoạn lột vỏ trúng mùa mưa, làm tôm bị mỏng vỏ, lột liên tục giảm sức đề kháng của tôm, mầm bệnh dễ dàng tấn công vào lớp vỏ và đi vào cơ thể gây thiệt hại nặng nề cho tôm.
– Trong nước mưa mang tính axit nó làm giảm mật độ vi sinh trong ao nuôi, mưa kéo dài làm sập hệ thống vi sinh, sinh ra khí độc NH3, NH2 tăng lên ảnh hưởng đến tôm đang nuôi trong ao.
– Tình trạng mưa kéo dài như vậy tôm sẽ mắc bệnh, đường ruột tôm bị yếu dễ nhiễm khuẩn.
⇒Giải pháp nuôi tôm thẻ chân trắng:
– Sử dụng thuốc với phổ kháng khuẩn rộng, song song điều chỉnh chất lượng nước về mức ổn định và bổ sung khoáng cho ao nuôi.
– Bổ sung men vi sinh EM gốc ngay sau khi ngưng mưa để cung cấp lại mật độ vi sinh trong ao giúp phần cải thiện chất lượng nước ao nuôi, đưa môi trường nước về mức ổn định trở lại.
– Giảm tối thiểu mức thiệt hại tôm bị đường ruột nên sử dụng Oxytetra với liều lượng 3-5g/kg thức ăn và đồng thời giảm cho ăn khoảng 50% để tôm giảm lột lại. Sau đó 2-3 ngày, quan sát tôm đã hoạt động bình thường thì cho ăn tăng dần trở lại.
2. Những vấn đề thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng vào mùa đông:
– Mùa lạnh nhiệt độ trong ao xuống thấp. Trong khi nhiệt độ thích hợp 25°- 30°, nhiệt độ lạnh dưới 20 ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Làm tôm ngừng sinh trưởng, ăn kém đi, chậm lớn, kéo dài thời gian nuôi.
– Khả năng chuyển hoá thức ăn kém, môi trường nước thay đổi ảnh hưởng đến việc lột xác, tôm dễ bị chết trong quá trình lột xác, thậm chí chết hàng loạt.
– Sức đề kháng của tôm kém, dễ chết đặc biệt đầy ao không đủ oxi cung cấp cho tôm gây ra khí độc khiến tôm chết.
– Mùa đông kèm theo mưa lạnh khiến nhiệt độ nước trong ao nuôi tăng làm tảo phát triển tăng thành khí độc NH3 rất có hại cho tôm và có thể gây chết tôm hàng loạt.
⇒ Biện pháp:
– Thả tôm giống đúng cách: Nên chạy máy quạt khí tầm 30 phút rồi mới thả tôm giống vào ao điều này giúp cân bằng nhiệt độ của tôm không bị sốc, ngâm tôm giống 15-30’ mới thả tôm ra không thả ngay trực tiếp xuống, tránh thả tôm vào mùa mưa bởi vì tôm bị sốc, dễ chết.
– Quản lí tốt thức ăn cho tôm: Vào mùa lạnh tôm ăn ít đi nên giảm 30-50% lượng thức ăn mỗi ngày khi nào ổn định có thể điều chỉnh tăng thêm nên kiểm soát thức ăn tốt tránh tình trạng dư thừa thức ăn làm ô nhiễm nguồn nước.
– Tăng đề kháng cho tôm men tiêu hoá để tôm có thể chống trọi tốt hơn với thời tiết, tăng sức đề kháng, tăng hấp thu để tôm phát triển tốt. Bên cạnh đó còn cho tôm bổ sung thêm chế phẩm bổ gan Boga , vi sinh hỗ trợ đường ruột Probiotic, chế phẩm sinh học xử lí nước.Ngoài ra bà con có thể sử dụng thêm vitamin và khoáng chất. Nhờ đó tôm sẽ được bảo vệ tốt khoẻ mạnh, lớn nhanh.
– Kiểm soát và quản lí ao nuôi tôm: Kiểm tra PH và độ kiềm cho phép. Sử dụng Bio Extra giúp cắt giảm tảo độc, tảo đỏ, tảo xanh.
Bài viết liên quan
Tôm lội và giải pháp khắc phục
Dấu hiệu nhận biết ao nuôi tôm bị nhiễm khí độc
Sử dụng bả mía trong nuôi tôm
pH thấp và pH cao ảnh hưởng như thế nào đến tôm
Sử dụng nghệ trong nuôi tôm
Lá trầu không, phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gan cho tôm thẻ chân trắng