9 bệnh thường gặp trên ếch nuôi và cách phòng trị

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi ếch, việc theo dõi và phát hiện kịp thời các bệnh thường gặp là rất quan trọng để duy trì sức khỏe và năng suất của đàn ếch. Trong bài viết này, MAYA sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về 7 bệnh thường gặp trên ếch nuôi và cách phòng trị hiệu quả.

1. Bệnh Xuất Huyết, Lở Loét

Nguyên nhân:

Bệnh còn được gọi là đỏ chân, đỏ đùi. Tác nhân gây bệnh chính là vi khuẩn Aeromonas hydrophila hoặc Vibrio. Vi khuẩn có thể xâm nhập qua vết thương hở do ếch cắn nhau. Bệnh  thường xảy ra vào mùa mưa hoặc thời tiết mưa gió kéo dài, khi chất lượng nước kém hoặc điều kiện nuôi trồng không được đảm bảo vệ sinh.

Dấu hiệu và triệu chứng:

Khi mắc bệnh, ếch xuất hiện các triệu chứng:

  • Có những chấm đỏ trên thân, trên chân, vùng đùi
  • Tụ huyết ở gốc đùi, chân sưng.
  • Ếch di chuyển khó khăn.
  • Bỏ ăn, giảm ăn, lờ đờ, di chuyển chậm.
  • Giải phẫu thấy xoang bụng có hiện tượng xuất huyết (chảy máu trong), có dịch lỏng màu vàng, gan bị bầm đen, đọng huyết.
Bệnh Xuất Huyết Trên Ếch
Bệnh Xuất Huyết Trên Ếch

Cách phòng bệnh:

  • Thường xuyên theo dõi kiểm tra chất lượng môi trường nước. Thay nước sạch, diệt khuẩn định ao nuôi bằng 1 trong các sản phẩm sau để ngăn chặm các mầm bệnh có cơ hội xuất hiện và lấy nhiễm: PRO DINE, BKC FARM, Glutaraldehyde, Potassium Permanganate hoặc Formalin (Formol)
  • Định kỳ 5-7 ngày tạt chế phẩm vi sinh EM Aqua giúp làm sạch nước ao nuôi, xử lý chất cặn bã, tăng cường vi sinh có lợi.
  • Hạn chế các tiếng động tránh ếch nhảy vèo làm xây xát bên ngoài
  • Khi phát hiện ếch bị bệnh phải tách những con bệnh ra khỏi đàn để tránh lây lan

Cách điều trị:

  • Tiến hành thay nước 20-30% mỗi ngày, trong 3 – 5 ngày là nguồn nước mới đã được cấp vào ao.
  • Song song với việc thay nước, tiến hành diệt khuẩn môi trường nước bằng PRO DINE hoặc BKC FARM: 5ml/10m3. Tạt YUCCA FARM: 5mL/ 30 – 35 m3 để hấp thu nhanh khí độc, xử lý nước ao bị hôi và bốc mùi.
  • Sau 2 ngày diệt khuẩn tiến hành cấy vi sinh bằng Chế phẩm vi sinh EM gốc One Plus: 5ml/10m3 + 60g/10m3 Zeolite để cung cấp vi sinh có lợi cho bể nuôi, giúp làm sạch nước ao nuôi, xử lý chất cặn bã, chất thải và những chất lắng tụ lơ lửng, giảm thiểu vấn đề ô nhiễm nước.
  • Ngâm ếch trong dung dịch PRO DINE 7-10 ml/m3trong 30 phút hoặc dung dịch Đồng Sunfatete phun xuống với liều lượng 1,5-2g/m3
  • Trong thời gian xử lý cần giảm lượng thức ăn 50%, trộn Amoxicillin hoặc Enrofloxacin, Doxycycline, Oxytetracycline,…: 0.5g/1kg thức ăn/ngày cho ăn 2 lần trong ngày. + Vitamin C: 5kg/kg thức ăn + Giải độc gan thận bằng BOGANIC: 5g/kg thức ăn cho ăn liên tục trong vòng 5-7 ngày, có thể kết hợp xen kẽ dưỡng gan thận bằng BOGA 99 vơi liều lượng 3-5ml/kg thức ăn

 


2. Bệnh Gan Thận Mủ trên Ếch

Nguyên nhân:

  • Vi khuẩn gây nên: Edwardsella.
  • Các yếu tố tác động:
    • Thời tiết biến động thất thường.
    • Môi trường nuôi bị ô nhiễm
    • Nguồn thức ăn kém chất lượng hoặc bị biến tính do các yếu tố ngoại cảnh tác động.
    • Gia tăng mật độ nuôi.
    • Chế độ ăn uống không cân đối hoặc thiếu dinh dưỡng.

Dấu hiệu và triệu chứng:

  • Khi mắc bệnh, ếch thường mệt mỏi, bỏ ăn hoặc giảm ăn, ốm, ít hoạt động.
  • Khi bệnh tiến triển, gan và thận của ếch sẽ bị tổn thương, dẫn đến suy chức năng và giảm khả năng miễn dịch
  • Khi giải phẫu, thấy gan ếch sưng to, tái nhợt, có các đốm trắng li ti trên gan.
Bệnh Gan Thận Mủ Trên Ếch
Bệnh Gan Thận Mủ Trên Ếch

Cách phòng bệnh:

  • Cải thiện chất lượng nước và chế độ ăn uống, bổ sung vitamin đậm đặc TONIC ONE và khoáng chất cho ếch bằng CAL FOST.

  • Nuôi với mật độ thích hợp, không gây ra những tác động làm ếch bị stress. Trộn thêm Vitamin C NUTURE C vào khẩu phần thức ăn mỗi ngày cho ếch để chống sốc, giảm stress.

  • Thường xuyên theo dõi kiểm tra chất lượng môi trường nước. Thay nước sạch, diệt khuẩn định ao nuôi bằng PRO DINE, BKC FARM, Glutaraldehyde, Potassium Permanganate hoặc Formalin (Formol).

  • Định kỳ 5-7 ngày tạt chế phẩm vi sinh EM gốc One Plus giúp làm sạch nước ao nuôi, xử lý chất cặn bã, tăng cường vi sinh có lợi.

  • Trộn dưỡng gan BOGA 99 với liều lượng 5ml /1kg thức ăn/2-3 ngày liên tục/5-7 ngày lần.

Cách điều trị:

  • Kháng sinh:

    • Dùng Enrofloxacin hoặc Sulfamethoxazole để điều trị nhiễm khuẩn. Pha 0.5g Enrofloxacin hoặc Sulfamethoxazole cho mỗi 1 lít nước, ngâm ếch trong dung dịch này 10-15 phút mỗi ngày trong 7 ngày.

  • Hóa chất nguyên liệu:

    • Formalin (Formol): Dùng 2-3ml Formalin cho mỗi 1 lít nước, cho ếch ngâm 10-15 phút mỗi ngày để ngăn ngừa vi khuẩn và duy trì chất lượng nước sạch.


3. Hội Chứng Mù Mắt, Vẹo Cổ trên Ếch

Nguyên nhân:

Nguyên nhân gây ra hội chứng phù mắt, nghẹo cổ chưa được xác định chính xác, nhưng có 1 số tài liệu cho rằng nguyên nhân chính là do vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra. Bệnh xảy ra khi môi trường nước bị ô nhiễm, hoặc do các ký chủ trung gian truyền bệnh như chim cò,…

Dấu hiệu và triệu chứng:

  • Mắt trắng, bị đục mù
  • Mắt ếch bị viêm sưng, có mủ ở mí mắt.
  • Cổ trẹo, thân hơi nghiên do bị cong cột sống.
  • Ếch bị mù mắt, cổ vẹo hoặc khó di chuyển, biểu hiện chậm chạp, khó nhận diện thức ăn và môi trường xung quanh.
  • Ếch không bơi được mà xoay tròn hoặc nằm ngửa bụng.

Cách phòng bệnh:

  • Thường xuyên theo dõi kiểm tra chất lượng môi trường nước. Thay nước sạch, diệt khuẩn định ao nuôi bằng PRO DINE hoặc BKC FARM.
  • Định kỳ 5-7 ngày tạt chế phẩm vi sinh EM One Plus giúp làm sạch nước ao nuôi, xử lý chất cặn bã, tăng cường vi sinh có lợi.
  • Hàng ngày trộn EM tỏi M-Bio 50-100ml/kg thức ăn + Nuture C 4-5g/ kg thức ăn: giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng ngăn chặn bệnh do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.

Cách điều trị:

  • Bệnh này cực kì nguy hiểm có thể thiệt hại cả đàn ếch, khi phát hiện bệnh cần loại bỏ ngay những con có triệu chứng bệnh ra khỏi bể nuôi đem đi tiêu hủy, tránh lây nhiếm sang con khác.
  • Thay nước sạch, diệt khuẩn môi trường nước bằng PRO DINE, BKC FARM hoặc Sau 2 ngày diệt khuẩn tiến hành cấy vi sinh có lợi EM ONE PLUS.
  • Giảm khoảng 50% lượng thức ăn, trộn Cotrym hoặc Amoxicillin: 0.5g/1kg thức ăn/ngày cho ăn 2 lần trong ngày + Vitamin C: 5kg/kg thức ăn + Giải độc gan thận bằng BOGA 99 hoặc BOGANIC: 5ml/kg thức ăn cho ăn liên tục trong vòng 5-7 ngày.
  • Đảm bảo môi trường nuôi trồng có đủ ánh sáng và không gian rộng rãi.
  • Nếu số lượng nhiễm bệnh quá nhiều, nên hủy nguyên bể để tránh lây sang bể khác.

4. Bệnh Chướng Bụng (Chướng Hơi)

Nguyên nhân:

  • Bệnh thường xảy ra ở ếch nhỏ, nhưng vẫn có thể xảy ra trên ếch lớn. Nguyên nhân gây ra bệnh là do ếch không tiêu hóa được thức ăn, thức ăn kém chất lượng hoặc do ếch ăn quá nhiều dẫn đến khó tiêu.
  • Bệnh chướng hơi còn có thể do sự tích tụ khí trong cơ thể do ký sinh trùng.

Dấu hiệu và triệu chứng:

Bụng ếch trương phình to, nằm yên một chỗ, ít hoạt động, một vài trường hợp có con có ruột và mỡ lồi ra ở lỗ hậu môn. Ruột bị sưng, mỏng, bên trong có dịch lỏng lẫn cặn thức ăn không tiêu và có mùi hôi thối. Các triệu chứng này thường đi kèm với tình trạng mệt mỏi và biếng ăn.

Cách phòng bệnh:

  • Cung cấp nguồn thức ăn chất lượng, phù hợp cho từng giai đoạn và chế độ ăn uống cân đối, bổ sung chất xơ và giảm thức ăn dư thừa gay ô nhiễm môi trường sống của ếch.

  • Đảm bảo môi trường nuôi trồng không bị quá đông đúc, có đủ không gian cho ếch di chuyển.

  • Cần thay nước thường xuyên. Bổ sung vi sinh có lợi Chế phẩm vi sinh EM gốc One Plus xử lý làm sạch môi trường nước.
  • Trong suốt quá trình nuôi nên trộn men tiêu hóa X MEN vào thức ăn với liều lượng 5g/kg thức ăn. Đồng thời bổ sung men EM tỏi M- 50-100ml/kg thức ăn cho ăn liên tục 2-3 ngày, định kỳ sau 7-10 ngày lặp lại để tăng sức đề kháng hỗ trợ tiêu hóa tốt cho ếch.

Cách điều trị:

    • Ngưng cho ăn 1 – 2 ngày hoặc giảm lượng thức ăn 50%
    • Dùng Enrofloxacin, Doxycycline, Oxytetracycline, Metronidazole, Cotrym,…+ Vitamin C nguyên liệu hoặc NUTURE C + giải độc gan thận BOGANIC để điều trị khuẩn và ký sinh trùng đường ruột cho ếch với liều lượng: 0.5g/1kg thức ăn hoặc 1g/1 lít nước và cho ếch ngâm trong dung dịch này 10-15 phút mỗi ngày trong 5-7 ngày.

    • Sau điều trị, bổ sung vi sinh EM gốc One Plus cung cấp vi sinh có lợi, xử lý làm sạch môi trường nước.

5. Hiện Tượng Ăn Nhau

Nguyên nhân:

Do môi trường nuôi quá đông đúc, thiếu thức ăn hoặc thiếu dinh dưỡng. Đây là hiện tượng thường gặp khi ếch bị đói hoặc có sự phân biệt kích thước trong đàn.

Dấu hiệu và triệu chứng:

Ếch ăn thịt nhau, nhất là trong những thời điểm thiếu thức ăn.

Cách phòng bệnh:

  • Đảm bảo cung cấp đủ thức ăn và dinh dưỡng cho ếch.

  • Dùng Vitamin CAmino Acids để giảm căng thẳng và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

Cách điều trị:

  • Kháng sinh:

    • Sử dụng Oxytetracycline để giảm sự lây lan của bệnh và bảo vệ sức khỏe đàn ếch.

    • Pha 1g Oxytetracycline cho mỗi 1 lít nước, ngâm ếch trong dung dịch này 10-15 phút mỗi ngày trong 5-7 ngày.

  • Hóa chất nguyên liệu:

    • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và kiểm soát mật độ nuôi, tránh tình trạng ếch bị đói.


6. Trùng Bánh Xe trên Ếch

Nguyên nhân:

Trùng bánh xe là ký sinh trùng sống trong hệ tiêu hóa của ếch, gây ra các vấn đề tiêu hóa, khiến ếch gầy yếu và chậm lớn.

Dấu hiệu và triệu chứng:

Ếch gầy yếu, chậm lớn, có thể có biểu hiện tiêu chảy hoặc giảm khả năng ăn uống.

Cách phòng bệnh:

  • Duy trì chất lượng nước tốt, giảm mật độ nuôi và kiểm soát nguồn thức ăn.

  • Tiến hành vệ sinh môi trường nuôi trồng thường xuyên.

Cách điều trị:

  • Kháng sinh:

    • Dùng Albendazole hoặc Fenbendazole để tiêu diệt trùng bánh xe.

    • Pha 1g Albendazole cho mỗi 1 lít nước, ngâm ếch trong dung dịch này 10-15 phút mỗi ngày trong 5-7 ngày.

  • Hóa chất nguyên liệu:

    • Copper Sulfate giúp làm sạch nước và tiêu diệt ký sinh trùng gây hại.


7. Bệnh Do Nấm trên Ếch

Nguyên nhân:

Nấm thường xuất hiện khi ếch có các vết thương hoặc khi môi trường nuôi không được khử trùng đúng cách.

Dấu hiệu và triệu chứng:

Nấm xuất hiện trên da, đặc biệt là các vùng bị tổn thương. Nếu không điều trị kịp thời, nấm có thể lan rộng và làm ếch bị yếu dần.

Cách phòng bệnh:

  • Sử dụng Potassium Permanganate để khử trùng môi trường nuôi và ngăn ngừa sự phát triển của nấm.

  • Duy trì điều kiện môi trường nuôi trồng sạch sẽ và khô ráo.

Cách điều trị:

  • Kháng sinh:

    • Dùng Itraconazole hoặc Miconazole để điều trị nấm trên da và mô mềm.

    • Pha 1g Itraconazole cho mỗi 1 lít nước, ngâm ếch trong dung dịch này 10-15 phút mỗi ngày trong 5-7 ngày.

  • Hóa chất nguyên liệu:

    • Formalin giúp khử trùng môi trường và làm sạch nước, ngăn ngừa nấm phát triển.


8. Bệnh Giun Sán Trên Ếch

Nguyên nhân:

Bênh giun sán

Dấu hiệu và triệu chứng:

Nấm

Cách phòng bệnh:

  • Sử dụng

  •  điều kiện

Cách điều trị:

  • Kháng sinh:

    • Dùng

    • Pha 1g

  • Hóa chất nguyên liệu:

    • gừa nấm phát triển.


8. Bệnh Đường Ruột

Nguyên nhân:

Bênh giun sán

Dấu hiệu và triệu chứng:


Giới thiệu về Công ty TNHH Maya Pharmadis

Công ty Maya Pharmadis chuyên cung cấp các nguyên liệu kháng sinhhóa chất hỗ trợ trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác. Chúng tôi cam kết cung cấp các sản phẩm đạt chuẩn chất lượng và hiệu quả cao như Oxytetracycline, Enrofloxacin, Metronidazole, Albendazole, Sulfamethoxazole, Formalin, và Potassium Permanganate để hỗ trợ việc điều trị các bệnh ở thủy sản và vật nuôi.

🌐 Truy cập website Mayapharmadis.com để tìm hiểu thêm chi tiết và đặt hàng ngay hôm nay!
📞 Gọi ngay 0962 520 787 để nhận báo giá ưu đãi và tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên viên của chúng tôi!

CÔNG TY TNHH MAYA PHARMADIS – Chuyên cung cấp sản phẩm chất lượng cao, đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành thủy sản và nông nghiệp!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *