Kiểm soát thức ăn thông qua việc canh nhá

Kiểm soát thức ăn thông qua việc canh nhá

Kiểm soát thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng. Nó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và môi trường ao nuôi. Một trong những phương pháp phổ biến là canh nhá. Canh nhá giúp điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm. Việc này giảm thiểu lãng phí và ô nhiễm ao nuôi. Đồng thời, giúp tôm phát triển khỏe mạnh.

Kiểm soát thức ăn thông qua việc canh nhá

Vị trí đặt nhá

Việc đặt nhá trong ao nuôi tôm giúp theo dõi chính xác lượng thức ăn cần thiết. Các nhá được bố trí hợp lý, giúp kiểm tra lượng thức ăn còn lại trong ao. Khi lượng thức ăn thừa ít, có thể điều chỉnh cho phù hợp. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường nước. Nhờ đó, tôm sẽ được cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển mà không bị dư thừa thức ăn.

Việc đặt nhá trong ao nuôi tôm cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đạt hiệu quả tối ưu:

Không được để nhá quá gần quạt nước: Quạt nước tạo ra dòng chảy mạnh, có thể làm thức ăn bị cuốn trôi trước khi tôm kịp ăn. Điều này dẫn đến việc lãng phí thức ăn và ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra, nhá đặt gần quạt sẽ khó quan sát và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

Không nên đặt nhá ở vị trí có đáy ao bị nghiêng hay dốc: Đáy ao nghiêng hoặc dốc khiến thức ăn dễ bị tụ lại ở một vị trí, không phân bố đều khắp ao. Điều này làm giảm hiệu quả tiêu thụ của tôm và có thể gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng trong quá trình nuôi.

Không nên đặt sàng ăn nơi đáy ao dễ bị nhiễm bẩn: Nếu nhá được đặt ở khu vực có đáy ao dễ bị nhiễm bẩn, thức ăn có thể bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe của tôm. Đồng thời, nước trong ao cũng sẽ bị ô nhiễm, gây ra các vấn đề về môi trường sống của tôm.

Bố trí số lượng nhá trong ao nuôi sao cho phù hợp

Khi thiết kế ao nuôi tôm, việc bố trí số lượng nhá, cần phải phù hợp với diện tích của ao.

Ví dụ:

Ao có diện tích 0.5 hecta bà con dùng 4 cái. Ao 1.5 hecta dùng 9 cái, từ ngày thứ 25 trở đi bắt đầu sử dụng nhá hay còn gọi là sàn vó để kiểm tra, điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Tỷ lệ cho thức ăn vào nhá và thời gian kiểm tra có thể tính như sau:

Tôm 25 đến 38 ngày tuổi, thức ăn cho vào nhá 15g/kg, thời gian canh nhá là 2 giờ. Từ ngày 39 đến 45 ngày tuổi, thức ăn cho vào nhá 20g/kg, thời gian canh nhá là 2 giờ hoặc 1 giờ 30 phút. Tôm 46 đến 55 ngày tuổi, thức ăn cho vào nhá 25g/kg, thời gian canh nhá là 1 giờ 30 phút. Từ ngày 56 đến 65 ngày tuổi, thức ăn cho vào nhá 30g/kg, thời gian canh nhá 1 giờ 30 phút đến 1 giờ. Từ ngày 66 đến 72 ngày tuổi, thức ăn cho vào nhá 35g/kg, thời gian canh nhá 1 giờ. Từ ngày 73 đến 79 ngày tuổi, thức ăn cho vào nhá 40g/kg, thời gian canh nhá 1 giờ. Từ ngày 80 đến khi thu hoạch, thức ăn cho vào nhá 45g/kg, thời gian canh nhá 1 giờ.

Điều chỉnh lượng thức ăn thông qua nhá

Sau khoảng thời gian canh nhá nêu trên. Kéo nhá để xem lượng thức ăn thừa và quan sát đường ruột của tôm. Nếu thức ăn trong nhá được tôm ăn hết và môi trường ao nuôi tốt. Có thể tăng lượng thức ăn của ngày tiếp theo lên 5%. Ngược lại nếu thức ăn trong nhá còn thừa 5 đến 10%. Thì cắt giảm ngay khoảng 5% lượng thức ăn ở cử tiếp theo. Nếu thức ăn trong nhá còn thừa 10-20%. Thì giảm 10% lượng thức ăn cho lần kế tiếp. Nếu lượng thức ăn trong nhá còn trên 25% thì ngừng 2 lần cho ăn. Và bắt đầu lại với lượng thức ăn ít hơn 10%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *